Van chữa cháy

Van chữa cháy

Van chữa cháy là gì?

Van chữa cháy hay van cứu hỏa là một bộ phận trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Đây là thiết bị quan trọng để tạo nên hệ thống PCCC hoàn chỉnh. Van chữa cháy thường được lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời với nhiệm vụ đóng mở van cấp nước cho toàn bộ hệ thống đầu phun nhằm dập tắt đám cháy khi sảy ra hỏa hoạn.

Chúng có chức năng chính là đóng mở, cấp nước cho toàn bộ đầu phun hay nói cách khác là kết nối các đường ống dẫn cùng vòi chữa cháy để tháo xả nước trong các trường hợp cần thiết có cháy nổ xảy ra.

Van chữa cháy có rất nhiều chủng loại, chúng có đặc điểm, chức năng riêng tùy thuộc vào cấu tạo, thiết kế của mỗi sản phẩm. Thông thường, loại van này sẽ được đặt ở vị trí thích hợp (như ở trong nhà hoặc ngoài trời) để tạo nên hệ thống PCCC có khả năng làm việc với hiệu quả cao nhất.


Có những loại van chữa cháy nào?

Van chữa cháy gồm nhiều loại được sử dụng cho từng trường hợp và mục đích khác nhau

Van báo cháy – Alam Valve

Loại van chữa cháy đầu tiên cần nhắc đến là van báo cháy. Nó còn được gọi là van báo động với nhiệm vụ chính là cảnh báo khi có sự cố cháy xảy ra. Đây là một dạng biến thể của van 1 chiều và có tích hợp thêm thiết bị cảm ứng.

Khi đầu sprinkler bị vỡ, nước sẽ di chuyển trong hệ thống và qua van. Lúc này van chữa cháy sẽ thực hiện nhiệm vụ báo cháy. Thiết bị này rất quan trọng trong hệ thống PCCC, không có nó chúng ta khó có thể xử lý sự cố kịp thời.

Van xả tràn – Deluge Valve

Ngoài ra, các loại van chữa cháy khác cũng được sử dụng nhiều như van cổng, y lọc hay công tắc dòng chảy. Chúng ta có thể dựa vào tùy từng hệ thống, từng điều kiện để chọn van và sử dụng. Cần phải lựa chọn van chữa cháy tốt, chất lượng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Van xả tràn (Deluge Valve) DV-5 Tyco

Cảm biến trong hệ thống PCCC sẽ hoạt động khi có sự cố cháy. Nó sẽ truyền tín hiệu đến van và tự cấp nước cho các đầu phun để làm nhiệm vụ. Nhờ đó, việc xử lý sự cố cháy diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn nhiều.

Van chữa cháy van góc – Angle Valve

Trong các loại van chữa cháy không thể bỏ qua dòng van góc. Chúng sẽ được nối trực tiếp với vòi chữa cháy để kiểm soát lưu lượng nước. Đây là dòng van cực kỳ chuyên dụng trong các hệ thống PCCC hiện đại. Người ta thường chọn lắp kiểu van này ngoài trời và cả trong nhà.

Van góc chữ Y

Van góc được sản xuất bằng vật liệu chính là gang cầu nên tăng khả năng chịu lực. Độ bền của van góc cũng cực kỳ tốt, bền bỉ với thời gian và chịu được sự tác động của môi trường.

Van an toàn thủy lực – Hydraulic Valve

Trong hệ thống PCCC còn có loại van chữa cháy là van an toàn thủy lực. Chúng hoạt động giống như van xả áp, van chống cva đập trong các hệ thống công nghiệp. Van hoạt động tự động mang lại độ chính xác cao.

Van chữa cháy an toàn thủy lực được thiết kế dơn giản, hoạt động chính xác, độ tin cậy cao. Việc lắp đặt, bảo trì sản phẩm cũng rất đơn giản nên càng được tin dùng trong hệ thống PCCC.

Van giảm áp – Transforming Valve

Tại các hệ thống đường ống luôn có áp lực và thường xảy ra chênh áp. Người ta sẽ lắp thêm van giảm áp cho các hệ thống này để giảm bớt áp lực khi chúng vượt quá mức. Với hệ thống PCCC cũng vậy, van giảm áp cũng là loại van chữa cháy được sử dụng nhiều. Van sẽ được thiết kế và lắp sau máy bơm để bảo vệ các thiết bị, đường ống.

Van bướm – Butterfly Valve

Đây là dạng van công nghiệp phổ biến và được sử dụng nhiều trên thị trường. Trong hệ thống chữa cháy van bướm cũng rất quan trọng. Van chữa cháy dạng này dễ lắp đặt, thiết kế đơn giản và hoạt động hiệu quả. Với van bướm chúng ta có thể chọn loại tay quay, tay gạt hoặc loại van bướm điều khiển.

Ngoài ra, các loại van chữa cháy khác cũng được sử dụng nhiều như van cổng, y lọc hay công tắc dòng chảy. Chúng ta có thể dựa vào tùy từng hệ thống, từng điều kiện để chọn van và sử dụng. Cần phải lựa chọn van chữa cháy tốt, chất lượng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Những lưu ý khi lắp đặt van chữa cháy 

Khi tiến hành lắp đặt các loại van chữa cháy thì cần lưu ý đến những điều sau:

Van chữa cháy phải được lắp đặt ở những vị trí dễ dàng thao tác và dễ quan sát để thuận lợi cho quá trình vận hành.

Cần phải chú ý đến hướng của thân van khi lắp đặt để đảm bảo sự chính xác.

Phải vệ sinh sạch sẽ tất cả các đường ống khi lắp đặt báo động để ngăn chặn sự tắc nghẽn cũng như lắng đọng cặn bẩn.

Phải thường xuyên kiểm tra trạng thái hoạt động của hệ thống van chữa cháy để đảm bảo khả năng vận hành ổn định.

Thường thì 3 tháng 1 lần phải kiểm tra định kỳ hệ thống van để có thể kịp thời phát hiện cũng như sửa chữa, khắc phục các lỗi.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống tránh tình trạng chúng bị tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến việc vận hành của van.

CƠ ĐIỆN ĐÀ NẴNG EXCO TECH

  • Địa chỉ: 47 Nguyễn Đức An, Sơn Trà, TP Đà Nẵng
  • Điện Thoại: (+84) 2363 553 188
  • Fax: (+84) 2363 553 187
  • Dự án: 0931 343 113 
  • Đường dây nóng: 0703 068 068
  • Web: www.exco.com.vn
  • Mail: [email protected]
  • Mã số thuế: 0401778566
  • Cơ điện Đà Nẵng


0931343113