Hệ thống chữa cháy khí

Hệ thống chữa cháy khí

Hệ thống chữa cháy khí là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc sử dụng khí trơ và các tác nhân hóa học để dập tắt đám cháy. Theo tiêu chuẩn NFPA 2001 về hệ thống chữa cháy khí sạch, thuật ngữ khí chữa cháy sạch có nghĩa là chất chữa cháy không dẫn điện, dễ bay hơi hoặc khí không để lại dư lượng bay hơi.


Nguyên lý sự cháy:

1. Tam Giác Lửa: Tam giác lửa là mô hình đơn giản được sử dụng để hiểu về các thành phần cần thiết cho hầu hết các đám cháy. Hình tam giác minh hoạt ba yếu tố mà lửa cần để tồn tại: nhiệt, nhiên liệu và tác nhân oxy hóa (thường là oxy). Một đám cháy tự nhiên xảy ra khi có mặt 3 yếu tố này kết hợp với các hỗn hợp phù hợp khác. Điều này có nghĩa là lửa thực sự là một sự kiện chữa cháy không phải một sự vật.

2. Tứ Diện Lửa: Tứ diện lửa đại diện cho việc bổ sung một thành phần trong phản ứng chuỗi hóa học với 3 thành phần đã có trong tam giác lửa. Khi đám cháy đã bắt đầu, phản ứng chuỗi tỏa nhiệt sẽ duy trì ngọn lửa và cho phép nó tiếp tục cho đến khi ít nhất một trong các yếu tố của đám cháy.

Các phương pháp dập tắt đám cháy bằng hệ thống chữa cháy khí:

1. Giảm hoặc cô lập nhiên liệu: Không có nhiên liệu, một đám cháy chắc chắn sẽ dừng lại. Nhiên liệu có thể được loại bỏ một cách tự nhiên, bằng tay, bằng cơ học hoặc hóa học. Ngọn lửa sẽ được dập tắt khi nồng độ hơi nhiên liệu trong ngọn lửa thấp, dẫn đến hiện tượng giải phóng năng lượng được giảm bớt và nhiệt độ sẽ giảm xuống. Loại bỏ nhiên liệu do đó sẽ làm giảm nhiệt.

2. Giảm Nhiệt: Không có đủ nhiệt, một đám cháy không thể bắt đầu và nó cũng không thể tiếp tục. Nhiệt có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng một chất làm giảm lượng nhiệt có sẵn cho phản ứng cháy. Đó có thể là nước, khí, bọt Foam,…

3. Giảm hoặc cô lập oxy: Không có đủ oxy, một đám cháy không thể bắt đầu cũng như tiếp tục. Khi nồng độ oxy giảm, quá trình đốt cháy sẽ dần chậm lại và được dập tắt. Oxy trong đám cháy có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng khí chữa cháy (Nitơ, CO2), nếu là đám cháy nhỏ thì có thể sử dụng chăn cứu hỏa, nếu đám cháy không liên quan đến điện, các chất lỏng dễ cháy (nhẹ hơn nước) thì có thể chữa cháy bằng nước.

4. Ức chế phản ứng của sự cháy: Những nguyên tố căn bản thuộc phản ứng dây chuyền của sự cháy có gốc hóa học là (O- oxygen, H- hydrogen, và OH- hydroxide ion). Khi chất chữa cháy tác động và phản ứng với các gốc hóa học này, chuỗi phản ứng hóa học của sự cháy sẽ bị phá vỡ, qua đó dập tắt đám cháy một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong môi trường.

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chữa cháy khí:

Hệ thống chữa cháy khí hoạt động theo 2 nguyên tắc cơ bản bao gồm nguyên tắc tràn ngập và nguyên tắc cục bộ.

Hệ thống chữa cháy khí tràn ngập: Các hệ thống chữa cháy khí hoạt động theo nguyên tắc tràn ngập sẽ đưa một tác nhân dập tắt đám cháy vào không gian kín để đạt được nồng độ như yêu cầu (phần trăm thể tích của tác nhân trong không khí) đủ để dập tắt đám cháy. Các loại hệ thống này có thể làm việc tự động bằng cách phát hiện đám cháy và kích hoạt các thiết bị liên quan hoặc làm việc bằng tay.

Hệ thống chữa cháy khí cục bộ: Các hệ thống chữa cháy khí hoạt động theo nguyên tắc ứng dụng cục bộ phun trực tiếp chất chữa cháy vào đám cháy để ngay lập tức bao quanh chất hoặc vật thể đang bốc cháy. Sự khác biệt chính trong ứng dụng cục bộ và hệ thống ứng dụng tràn ngập là trong ứng dụng chữa cháy cục bộ không có hàng rào vật lý bao quanh không gian cháy.

Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy khí:

1. Tủ trung tâm xả khí: Tủ trung tâm trong hệ thống chữa cháy khí được sử dụng để giám sát các bộ phận phát hiện, bộ phận xả khí bằng tay và tự động, bộ phận phát tín hiệu, cơ cấu khởi động điện, đường dây dẫn và khi có yêu cầu sẽ khởi động vận hành các bộ phận trên.

2. Đầu báo cháy (khói, nhiệt): Đầu báo cháy là thiết bị nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường khi có cháy. Chúng có nhiệm vụ phát hiện đám cháy và truyền tín hiệu về tủ điều khiển trung tâm.

3. Còi, đèn báo xả khí: Các bộ phận báo động bằng âm thanh và ánh sáng trước khi phun khí chữa cháy (còi, đèn báo xả khí) phải được lắp đặt trong khu vực được bảo vệ để cảnh báo một cách chắc chắn cho việc sắp phun; sự hoạt động của bộ phận cảnh báo phải liên tục từ khi phun khí chữa cháy tới khi việc báo động đã được xác nhận và bắt đầu một hoạt động thích hợp.

4. Nút ấn còi báo động: Nút ấn còi báo động được kết nối với hệ thống chữa cháy và được sử dung thủ công bởi con người. Khi phát hiện đám cháy mà hệ thống báo cháy chưa kịp hoạt động thì người phát hiện đám cháy chỉ cần nhanh chóng nhấn nút, tín hiệu sẽ được truyền về tủ thông tin để tủ thông tin đưa ra tín hiệu cảnh báo có đám cháy.

5. Nút ấn xả khí bằng tay: Nút ấn xả khí bằng tay giúp nhanh hệ thống chữa cháy khí nhanh chóng xả khí chữa cháy thay vì phải đợi đến khi cả đầu báo lửa và đầu báo khói truyền tín hiệu về tủ trung tâm.

6. Nút nhấn tạm dừng xả khí: Công tắc hãm có vai trò tạm dừng xả khí chữa cháy, khi không nhấn vào công tắc này nữa thì hệ thống chữa cháy sẽ được kích hoạt lại.

7. Đầu phun xả khí: Đầu phun xả khí có kết cầu là đầu phun hở có nhiệm vụ phân phối khí đến khu vực cần bảo vệ sao cho đảm bảo về lượng và mật độ khí phù hợp nhất.

8. Hệ thống đường ống: Hệ thống đường ống có tác dụng dẫn khí từ bình chứa đến khu vực cần chữa cháy. Hệ thống đường ống phải được chế tạo bằng vật liệu không cháy có các tính chất vật lý và hóa học sao cho có thể bảo đảm được tính toàn vẹn và độ tin cậy của vật liệu khi chịu tác dụng của áp lực làm việc của hệ thống chữa cháy khí.

9. Bình khí và phụ kiện: Bình khí là vật dụng lưu trữ lượng khí nitơ cần thiết để phục vụ hoạt động chữa cháy. Ngoài bình khí chính, trong hệ thống chữa cháy khí còn có bình khí mồi có nhiệm vụ mở van lựa chọn khu vực và kích hoạt bình chứa khí làm việc.

Những nguy cơ cần đề phòng khi sử hệ thống chữa cháy khí

Một hệ thống chữa cháy khí được sử dụng trong không gian kín có nguy cơ khiến con người bị nghẹt thở (CO2, Nitơ,..) khi nồng độ khí chữa cháy tăng cao, oxy hạ xuống dưới 19,5%.

Ngoài ra, các chất khí chữa cháy thường được bảo quản trong bình chứa khí, nếu có sự hóa hơi đột ngột do gia tăng áp suất có thể gây nổ.

Bên cạnh đó, khi sử dụng hệ thống chữa cháy khí, các bạn cũng cần lưu ý các nguy hiểm về điện, các sản phẩm phân hủy khí chữa cháy ở nhiệt độ cao,…

Sau khi đám cháy đã được dập tắt, hệ thống thông gió phải được mở để cải thiện môi trường trước khi có người bước vào.

Chỉ có những người đầy đủ kiến thức, chuyên gia được trang bị đầy đủ đồ phòng hộ mới được phép hoạt động trong khu vực đang được chữa cháy bằng khí.

CƠ ĐIỆN ĐÀ NẴNG EXCO TECH

  • Địa chỉ: 47 Nguyễn Đức An, Sơn Trà, TP Đà Nẵng
  • Điện Thoại: (+84) 2363 553 188
  • Fax: (+84) 2363 553 187
  • Dự án: 0931 343 113 
  • Đường dây nóng: 0703 068 068
  • Web: www.exco.com.vn
  • Mail: [email protected]
  • Mã số thuế: 0401778566
  • Cơ điện Đà Nẵng



0931343113