Xe chữa cháy

Xe chữa cháy

Xe chữa cháy hay xe cứu hỏa là một phương tiện cơ giới chuyên dụng và được ưu tiên khi tham gia giao thông. Xe dùng để dập tắt hỏa hoạn, cứu hộ cứu nạn hoặc trường hợp khẩn cấp kịp thời. Vì vậy xe được thiết kế có kích cỡ riêng, màu sắc đặc trưng và trang bị thiết bị hiện đại phục vụ tốt công việc.

Mỗi chiếc xe cứu hỏa đều được trang bị vòi bơm (đối với xe bơm) và thang (đối với xe thang), bồn chứa nước, vòi dẫn để phục vụ cho công tác chữa cháy. Xe thường sẽ có một thùng chứa nước và dung dịch dập lửa ở phía sau, tùy theo trọng tải xe mà bồn nước có thể tích khác nhau. Người ta cũng phân chia xe cứu hỏa theo khả năng hoạt động ở các dạng địa hình: xe cứu hỏa mini chuyên hoạt động ở các khu phố hẹp, khu dân cư đông đúc bởi khả năng di chuyển dễ dàng, nhanh chóng, xe cứu hỏa sân bay, xe cứu hỏa ở địa hình đồi núi hiểm trở, …

Phương tiện này được thiết kế và sản xuất chuyên dùng cho mục đích chữa cháy và cảnh báo nguy hiểm mọi lúc mọi nơi. Trong một số trường hợp, xe cứu hỏa cùng đội cứu hỏa cũng chính là đội hỗ trợ y tế, giúp hỗ trợ tình trạng khẩn cấp hoặc đưa các bệnh nhân đến nơi an toàn.


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe chữa cháy

Xe chữa cháy có nhiều loại: xe mini, xe lớn, xe chữa cháy sân bay,…. Mỗi loại xe lại có đặc điểm riêng nhưng đều có điểm chung về cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Một chiếc xe chữa cháy thường có các bộ phận sau: xe nền, bồn nước, bơm nước chữa cháy, các vòi phun, ống hút nước, cụm lăng tay trái, phải, cụm lăng giá, đèn, còi báo hiệu. Bồn chứa nước thường chia thành hai ngăn là ngăn chứa nước và ngăn chứa bọt. Bên trong bồn luôn có một vách ngăn để tránh nước bị sánh theo chiều ngang hoặc chiều dọc trong quá trình xe di chuyển và vận hành. Bơm chữa cháy cũng được vận hành theo hai kiểu áp lực thấp và áp lực cao, bơm sẽ hút nước lên bồn và phun ra ngoài để dập lửa.

Bơm chữa cháy hoạt động nhờ vào công suất từ động cơ xe thông qua hộp số truyền động đến bơm thông qua các trục các-đăng. Khi bơm hoạt động, nó sẽ hút nước trong bồn chứa lên, thông qua các cụm vòi phun và phun nước ra ngoài. Khi đó, tùy theo sự điều khiển mà vòi phun sẽ hướng tới các vị trí của đám lửa.

Nhờ có hoạt động liên tục, kịp thời của xe chữa cháy mà hậu quả các vụ hỏa hoạn được giảm đi rất nhiều. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về xe cứu hỏa và cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó.

Phân loại xe cứu hỏa

- Xe cứu hỏa có vòi phun: Xe cứu hỏa có vòi phun là dòng xe được sử dụng phổ biến hiện nay. Với vòi phụ trên xe và các đường ống được lắp thêm ở phía đuôi xe cùng với vòi phun phía trên nóc xe giúp quá trình dập đám cháy nhanh hơn và tốt hơn.

- Xe chữa cháy có bồn nước hay là xe tiếp nước: Dòng xe này có bồn chứa nước hình elip có vòi phun nước thường dùng để dập lửa cháy gỗ, cháy vải, cháy đường dây điện, cháy nhựa. Mục đích của xe dùng để tiếp nước cho các dòng xe cứu hỏa chuyên dụng ở những nơi không gần cây lấy nước hoặc không có nước ở gần ngay khu vực có đám cháy.

- Xe chữa cháy có 2 cabin phục vụ trong đường hầm: Xe chữa cháy 2 cabin hay còn gọi là xe chữa cháy 2 đầu thường dùng để cứu hỏa trong đường hầm. Mục đích của 2 cabin khác nhau. 1 cabin dùng để lái, 1 cabin dùng để hấp thu nhiệt, lọc không khí, hạn chế không khí lưu thông vào đám cháy làm đám cháy to hơn.

- Xe cứu hỏa có thang: Xe cứu hỏa có thang dài thường được sử dụng để phục vụ cứu người gặp nạn trong đám cháy là chủ yếu. Dòng xe này được thiết kế không có thùng chứa nước, chỉ có thang và giỏ nâng người để đưa người và lĩnh cứu hỏa lên trên những toàn nhà cao tầng hoặc trên chỗ cao để dập lửa.

CƠ ĐIỆN ĐÀ NẴNG EXCO TECH

  • Địa chỉ: 47 Nguyễn Đức An, Sơn Trà, TP Đà Nẵng
  • Điện Thoại: (+84) 2363 553 188
  • Fax: (+84) 2363 553 187
  • Dự án: 0931 343 113 
  • Đường dây nóng: 0703 068 068
  • Web: www.exco.com.vn
  • Mail: [email protected]
  • Mã số thuế: 0401778566
  • Cơ điện Đà Nẵng
0703068068