Hướng dẫn cách kiểm tra, bảo quản bình bột chữa cháy xách tay

Hướng dẫn cách kiểm tra, bảo quản bình bột chữa cháy xách tay

Hiện nay, bình chữa cháy xách tay là phương tiện chữa cháy ban đầu rất hiệu quả trong việc xử lý các đám cháy mới phát sinh, được trang bị phổ biến trong các hộ gia đình, hộ kinh doanh, văn phòng, nơi làm việc, nhà sản xuất.
Bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2 là hai loại bình chữa cháy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại bình chữa cháy có những đặc tính, thông số kỹ thuật, cách bảo quản và sử dụng khác nhau. Vì vậy, cách thức bảo quản và kiểm tra bình cũng sẽ có sự khác biệt.
Vì vậy, bên cạnh cách sử dụng các loại bình chữa cháy, chúng ta cũng cần trang bị kiến thức, kỹ năng kiểm tra, cách bảo quản các loại bình chữa cháy thông dụng.


1. Đối với bình bột chữa cháy:
Bình bột chữa cháy là bình có chứa chất chữa cháy ở bên trong là dạng bột khô với một áp suất cực lực. Bình thường được sơn màu đỏ, hình trụ, vỏ được đúc bằng thép. Cụm van được làm từ hợp kim đồng có cấu tạo kiểu vặn một chiều hay kiểu vặn lò xo nén một chiều. Thành phần chính bên trong bình cứu hỏa loại này là bột khô.
Bình chữa cháy bột có 2 loại cơ bản:
+ Loại không có bình khí đẩy riêng mà nạp khí trực tiếp vào bình bột.
+ Loại có bình khí đẩy có thể đặt ở trong hoặc ngoài bình bột.
Đặc điểm bình chữa cháy bột:
Bình thường có các ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.
Các chữ cái A, B, C dùng để chữa các loại chất liệu cháy nhất đinh, cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
– Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
– Bột chữa cháy chứa silicom hóa và được đóng kín nên bình có thể bảo quản dài và an toàn.
– Nhiệt độ bảo quản từ -10 độ C đến 55 độ C. Bột chữa cháy không độc, vô hại với người, gia súc và môi trường
Cách bảo quản bình bột chữa cháy
– Bình bột chữa cháy được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, dễ thấy, dễ lấy; nơi tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và có bức xạ nhiệt mạnh.
– Nếu để bình ở phía bên ngoài cần phải có mái che hoặc đựng trong hộp đựng bình chữa cháy chuyên dụng, tuyệt đối tránh để bình tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao.
– Khi di chuyển bình cần cẩn thận, hạn chế va đập gây nứt, vỡ, hỏng hóc bình.
Cách kiểm tra bình định kỳ
– Trong quá trình sử dụng bình cần phải kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất theo định kỳ ít nhất là 3 tháng 1 lần.
– Kiểm tra, quan sát bên ngoài bình, xem xét các dấu hiệu han gỉ, nứt, vỡ, cong vênh… ở ngoài vỏ bình, tay xách, van bóp, vòi, loa phun; kiểm tra chốt hãm, kẹp chì còn nguyên vẹn không?
– Kiểm tra lượng khí đẩy trong bình thông qua đồng hồ đo áp suất (áp kế). Khi kim báo áp suất bình không bảo đảm (dưới vạch báo màu xanh) thì cần phải nạp thêm khí đẩy vào bình theo tiêu chuẩn.
– Kiểm tra khối lượng bình bằng cách cân và so sánh với khối lượng ghi trên nhãn mác.
Cách sử dụng:
– Đối với loại xách tay: Khi có cháy xảy ra, xách bình tới gần địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5m tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
– Đối với bình xe đẩy:
+ Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
+ Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
+ Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau), bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
2. Đối với bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.
Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, kém hiệu quả với đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.
Cách bảo quản bình chữa cháy CO2
– Để nơi dễ thấy, dễ lấy, nếu để ngoài nhà phải có mái che; tránh những nơi có ánh nắng, nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao
– Bình khí đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy.
– Khi bảo quản nhất thiết không để bình gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt. Khi di chuyển bình cần tránh va đập mạnh.
– Phải thường xuyên kiểm tra bình, vặn lại các đai ốc, kiểm tra tránh đ­ường vòi tắc,kẹt van.
– Kiểm tra bằng quan sát và cân và so sánh với khối lượng ban đầu.
– Tr­ước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải đư­ợc kiểm tra áp suất thuỷ tĩnh.
– Có thể kiểm tra bằng cách nhúng nư­ớc kiểm tra độ kín của bình.
Cách sử dụng bình chữa cháy CO2
– Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.
– Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gôc lửa càng tốt.
– Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.

CƠ ĐIỆN ĐÀ NẴNG EXCO TECH

  • Địa chỉ: 47 Nguyễn Đức An, Sơn Trà, TP Đà Nẵng
  • Điện Thoại: (+84) 2363 553 188
  • Fax: (+84) 2363 553 187
  • Dự án: 0931 343 113 
  • Đường dây nóng: 0703 068 068
  • Web: www.exco.com.vn
  • Mã số thuế: 0401778566
  • Cơ điện Đà Nẵng

0703068068